
6 điều về chùa Thiên Mụ Huế bạn nên biết
Chùa Thiên Mụ Huế là một địa điểm gắn liền với bản sắc của cố đô Huế, luôn nằm trong danh sách khám phá của bất kỳ du khách nào tới Huế. Nơi đây có kiến trúc độc đáo và nơi yên tĩnh điểm đến linh thiêng của Phật tử thập phương. Vậy điều gì đã khiến chùa Thiên mụ thu hút khách du lịch, hãy cùng khám phá 5 điều đặc biệt nơi đây nhé
1. Lịch sử hình thành chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng từ rất lâu đời, có thông tin cho rằng đây là ngôi chùa đầu tiên ở Huế. Ngôi chùa được cho phép xây dựng từ thời chúa Nguyễn Hoàng. Trong một lần chúa cưỡi ngựa dọc bờ sông Hương nhận thấy ngọn đồi nhỏ Hà Khê trước mặt như một con rồng đang quay đầu nên quyết định cho xây chùa hướng ra mặt sông đặt tên là chùa Thiên Mụ.
2. Vị trí của chùa Thiên Mụ Huế
Ngôi chùa Thiên Mụ nằm cạnh bờ sông Hương, trên đồi Hà Khê, phường Kim Long, thành phố Huế. Bởi tọa lạc tại vị trí non nước hữu tình này mà ngôi chùa đã đi vào trong không ít tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng.
3. Nên đi chùa Thiên Mụ Huế vào thời điểm nào?
Cố Đô Huế thời tiết khá ủng hộ nên bạn có thể lên lịch chuyến đi khám phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên với nơi linh thiêng như chùa Thiên Mụ, bạn nên đi vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 hàng năm. Thời điểm này đầu năm năm mới đi chùa cầu may, sức khỏe và bình an. Ngoài ra tầm đó thời tiết dễ chịu và mát mẻ thích hơp với đi vãn cảnh chùa.
4. Những điểm nên khám phá tại chùa Thiên Mụ
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là lối chính dẫn vào chùa Thiên Mụ, thiết kế gồm 2 tầng, 8 mái và 3 lối đi nên không bao giờ xảy ra tình trạng đông đúc, tắc nghẽn. Mỗi lối đi được trang bị đóng ván gỗ kiên cố, đặt tượng hộ pháp 2 bên để trấn giữ mang bình yên đến cho ngôi chùa.
Tháp Phước Duyên
Nhắc đến chùa Thiên Mụ thì không thể bỏ qua Tháp Phước Duyên hay còn được gọi bằng cái tên khác là Phước Duyên Bửu Tháp. Tháp được xây dựng theo hình bát giáo cao 7 tầng, mỗi tầng thờ một đức phật khác nhau.
Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Thích Đôn Hậu là vị vua chủ trì nổi tiếng ở chùa Thiên Mụ, dành cả cuộc đời của mình để làm điều thiện, ban phước lành cho người khác. Khu mộ của cố hòa thượng cũng được thiết kế tháp cao 7 tầng nhưng nhỏ hơn Tháp Phước Duyên, nằm ở phía cuối khu khuôn viên
Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng là nơi thờ Phật Di Lạc, thiết kế theo kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc, đổ bê tông cột kèo, phủ bên ngoài bằng một lớp sơn giả gỗ.
Điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm
Nằm ở phía sau điện Đại Hùng, điện Địa Tạng được xây dựng lên với những kiến trúc vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, điện Quan Thế Âm nằm giữa rừng cây mát mẻ hơn
5. Những món ăn đặc sản quanh chùa Thiên Mụ
Cố đô Huế làm say lòng du khách không chỉ bởi các công trình văn hóa lịch sử mà còn biết chiều khách bởi những món đặc sản hấp dẫn. Nếu đến chùa Thiên Mụ Huế bạn hãy khám phá đặc sản Huế quanh đây với những món quen thuộc nhưng đầy hấp dẫn như bún bò Huế, chè cung đình Huế, bánh canh cua, bánh ép Huế, bánh bèo, bánh nậm và bún hến.
6. Những lưu ý khi khám phá chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ Huế là một nơi rất linh thiêng nên du khách đến tham quan nên chuẩn bị trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc đồ quá ngắn và hở hàng.
Ngoài ra trong không gian yên tĩnh, thanh tịnh của chùa bạn nên cẩn trọng hơn về lời nói, hạn chế trêu đùa nhau hoặc nói những lời kém văn hóa. Hơn thế, vì khám phá địa điểm ngoài trời nhiều nên khá nắng, các bạn nên chuẩn bị thêm ô hoặc áo nắng dài tay và nước lọc mang theo nhé.
Trên đây là những điều cơ bản bạn nên tìm hiểu và nắm được trước khi khám phá ngôi chùa Thiên Mụ Huế đầy linh thiêng. Và hãy nhớ những lưu ý để có một chuyến đi hoàn hảo nhất nhé.