
Cầu trường tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp và 10 điều thú vị về cây cầu này
Huế là nơi ai cũng muốn được đặt chân đến một lần trong đời. Đây không chỉ là vùng đất có bề dày lịch sử, có văn hóa đặc sắc mà còn sở hữu vẻ đẹp trầm lắng, dịu dàng của cả thiên nhiên và con người. Đến với thành phố Di sản này, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội ngắm cây cầu Trường Tiền – chứng nhân lịch sử những thăng trầm trong suốt 100 năm của đất nước. Vậy bạn có biết cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp hay những điều thú vị liên quan đến nó.
Bạn có biết cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp, bao nhiêu vài?
Cầu Trường Tiền dài 40240 mét, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, mặt cầu lát gỗ lim. Mỗi nhịp dài khoảng 67m. Cầu được thiết kế theo kiến trúc Gothic bởi hãng Eiffel của Pháp, bắc qua dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình.
Những điều thú vị về cầu Trường Tiền
1. Năm xây dựng
Cầu Trường Tiền được khởi công xây dựng năm 1897 và chính thức hoàn thành vào năm 1899 dưới triều vua Thành Thái.
2. Quá trình phát triển
Năm năm sau kể từ ngày xây dựng, cây cầu bị đổ mất bốn vài cầu do cơn bão Nhâm Thìn 1904. Năm 1906, cầu được sửa lại và mặt cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu được trùng tu một lần nữa, mở thêm 2 lan can phía ngoài vài cầu để phục vụ người đi bộ, đi xe đạp.
Năm 1946, cầu Trường Tiền đã bị đánh sập theo chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, chỉ tu sửa tạm lại sau đó. Năm 1953, cây cầu mới được tái thiết lập một cách hoàn chỉnh.
Tết Mậu Thân năm 1968, khi quân giải phóng miền Nam phải cắt đường tấn công của địch, cây cầu bị đánh sập vài cầu số 3 và 4. Từ đó đến năm 1991, những đoạn bị phá được lát gỗ tạm bợ.
Năm 1991, Bộ Giao thông vận tải quyết định phục hồi nguyên trạng chiếc cầu. Cuối cùng, sau 4 năm tái thiết, cây cầu lịch sử cũng đã trở lại nguyên vẹn tới ngày nay.
3. Những thay đổi từ khi xây dựng
Trong suốt quá trình bị tàn phá, tu sửa, rồi phục hồi, cây cầu đã có không ít thay đổi. Màu sơn ban đầu của cầu là màu bạc để hòa hợp với màu xanh biếc của của sông Hương. Sau khi tái thiết thì cầu được sơn màu trắng lóng. Lòng cầu được xây thêm gờ bê tông ở hai bên để nâng đỡ hai ống thép chạy song song.
10 cái bao lơn hình lục giác ngô ra sông cũng bị cắt bỏ. Đây là điểm dừng chân, ngắm cảnh của người dân, lại đem đến nét đẹp mềm mại cho cây cầu nên việc cắt bỏ đã khiến nhiều người lên tiếng.
4. Tên gọi của cầu Tràng Tiền Huế
Qua hơn 100 năm tồn tại, cầu Trường Tiền ở Huế có tới bốn tên gọi.
- Từ năm 1899 – 1919, cầu có tên là cầu Thành Thái.
- Từ năm 1919 – tháng 3/1945, cầu đổi tên thành Clemenceau là tên tên của vị thủ tướng Pháp lúc đó.
- Từ 1945, Chính quyền Trần Trọng Kim đổi tên cầu theo tên vị tiên chúa có công khai phá vùng đất Thuận Hóa, là Nguyễn Hoàng.
- Từ đó đến trước năm 1975, người dân Huế truyền miệng nhau gọi đây là cây cầu Trường Tiền
- Mãi đến năm 1995, cầu được trùng tu và gắn bảng tên “Tràng Tiền”. Cho đến nay, hai cái tên Trường Tiền và Tràng Tiền vẫn luôn song hành với nhau.
5. Những hiểu lầm về số nhịp cầu
Trước đây khi nhắc đến cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp, người ta sẽ nghĩ ngay đến những câu thơ về cầu Trường Tiền “sáu vài, mười hai nhịp”
Nhưng lại có một bài ca dao khác của xứ Huế lại nói cầu Trường Tiền chỉ có sáu nhịp với bến đò Ghềnh bắc qua.
Nghe đến đây thì hoang mang quá rồi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu chính xác thì cầu có mười hai vài, sáu nhịp nha.
6. Ý nghĩa của cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền là một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc về xứ Huế. Nếu cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên bác qua sông Hồng thì cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên vắt ngang qua dòng sông Hương. Một đầu thuộc phường Phú Hội, đầu còn lại thuộc phường Phú Hòa của thành phố. Đây cũng là cây cầu đầu tiên trong khu vực Đông Dương được xây dựng theo kiến trúc và vật liệu phương Tây.
Trong quá khứ, cây cầu này trải qua biết bao cuộc phá dỡ, trùng tu, gắn liền với những ngày tháng gian lao kháng chiến của quân đội ta. Nó đã hi sinh một phần của mình để chặn đường tấn công của địch.
7. Lưu ý khi đi du lịch ở cầu Trường Tiền
Thời điểm thích hợp nhất khi đến đây là tầm tháng 1 – tháng 2. Đây là lúc thời tiết mát mẻ, khô ráo, rất thuận tiện để đi dạo ngắm cảnh trên cầu.
Cầu đẹp nhất là lúc hoàng hôn buông xuống hoặc lúc đêm muộn khi đèn trên cầu được thắp sáng. Bạn sẽ có những giây phút yên bình ngắm cảnh thiên nhiên thơ mộng, lại còn có những tấm ảnh sống ảo đẹp miễn chê.
8. Di chuyển đến cầu Tràng Tiền
Cách trung tâm thành phố khoảng 850m, bạn cần đi qua đường Hoàng Hoa Thám hoặc đường Hùng Vương là có thể đặt chân đến cầu rồi. Bạn nào muốn có nhiều thời gian ngắm cảnh có thể tản bộ, vừa đi vừa hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng. Ngoài ra, bạn có thể thuê xích lô để di chuyển tới cầu. Mặc một chiếc áo dài thướt tha, ngồi trên xe thảnh thơi ngắm cảnh sắc, con người dịu dàng xứ Huế thì còn gì tuyệt vời hơn.
Trên đây là những điều thú vị về cầu Trường Tiền của xứ Huế mộng mơ. Nhất định phải nhớ cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp để còn giới thiệu cho bạn bè, nhất là khách quốc tế nếu có dịp chứ nhỉ. Lưu lại bài viết để có thêm những thông tin bổ ích nhé.